Không có sản phẩm
Giá đã bao gồm thuế
Xét một ví dụ dưới đây :
Một ắc quy điện áp danh định U = 12V có nội trở r = 0.2 Ohm mắc một điện trở ngoài R = 4 Ohm. Ta thấy :
U = I (R + r) ==> I = 12 / (4 + 0,2) = 12 / 4,2 = 2,857 A.
Điện áp mang tải là :
V = 2,857 x 4 ~ 11,43 V
Trong quá trình sử dụng lâu dài, các tác nhân hoá học và vật lý làm cho nội trờ ắc quy tăng lên. Ví dụ nội trờ ắc quy tăng lên r = 0,5 Ohm.
Lúc đó cường độ dòng điện mang tải R = 4 Ohm là :
I = U / (r + R) = 12 / 4,5 ~ 2,67 A
Điện áp mang tải là :
V = RI = 2,67 x 4 = 10.68 V
Rõ ràng ắc quy lúc này không thể phục vụ tốt với tải đó nữa, ví một số thiết bị như Inverter sẻ báo động “hết bình” khi điện áp mang tải V = 11 V và ngắt nguồn khi điện áp mang tải V = 10,7 V để bảo vệ ắc quy.
Một số ắc quy đo điện áp không tải vẫn đạt 12 V trở lên, nhưng khi mang ra sử dụng thì không được. Có người cho rắng ắc quy đó có “volt ảo”, dĩ nhiên đây là phát biểu sai. Vìkết quả đo nói trên là điện áp không tải thực, nhưng điện áp mang tải suy giảm do nội trở tăng lên. Vì vậy ta có thể phát biểu là nội trở quyết định chất lượng ắc quy.
Tuy nhiên, nội trở ắc quy không thể đo băng các thiết bị đo điện trờ bình thường được. Vì các thiết bị VOM sẽ cháy lập tức khi đưa vào ắc quy. Nghe nói có một thiết bị đo trực tiếp nội trở ắc quy nào đó của Mỹ giá vài nghìn USD (!!!).
Từ nhận thức đúng đắn này, trên mạng có rất nhiều câu hỏi và đáp án về việc đo đạc nội trở ắc quy. Có thể kể ra :
Tuy nhiên tất cả đáp án đều rất mù mờ và đều là các cách tính gián tiếp với rất nhiều sai số, không có giá trị thực dụng.
Chân thành xin các bạn một tư vấn về thiết bị đo nội trở ắc quy. Điều này sẽ có lợi ích rất lớn lao cho giới kỹ thuật có liên quan đến trữ năng bằng ắc quy và phục hồi + bảo dưỡng ắc quy.